Gần đây, một số ý kiến nổi bật đã đặt câu hỏi về mức độ an toàn và tính thân thiện của tấm pin năng lượng mặt trời đối với môi trường. Thông tin từ TS. Lê Hải Hưng, Viện Vật lý kỹ thuật, ADE đã tổng hợp thông tin và đã nhận được nhiều quan tâm xung quanh vấn đề này. Một trong những vấn đề đáng chú ý là liệu tấm pin năng lượng mặt trời có thực sự là rác thải nguy hại sau khi hết vòng đời sử dụng?
“Điều Đầu Tiên Cần Khẳng Định: Không Phải Tất Cả Tấm Pin Đều Sử Dụng Kim Loại Nặng như Bismut (Bi) và Cadmium (Cd).“ Trong bài phỏng vấn với TS. Lê Hải Hưng, có quan điểm rằng điện mặt trời không hoàn toàn thân thiện với môi trường do sử dụng các nguyên tố nặng có độc tính cao trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, chúng tôi ADE theo báo cáo của nhà máy AD GREEN được đặt tại Việt Nam những nguyên tố này chỉ được sử dụng trong tấm pin công nghệ Thin Film, trong khi tại nhà máy AD GREEN chúng tôi đang sản xuất tấm module với công nghệ PERC (Passivated Emitter and Rear Cell) trong năng lượng mặt trời không sử dụng kim loại nặng như Bismut (Bi) và Cadmium (Cd). Công nghệ PERC là một cải tiến của công nghệ Crystalline Silicon (Si), trong đó các tấm pin mặt trời được tối ưu hóa để tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng.

PERC thêm một lớp màng phản xạ phía sau của tế bào quang điện để giúp tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng và hiệu suất chuyển đổi năng lượng. Nguyên liệu chính của công nghệ PERC vẫn là silicon, và quy trình sản xuất không yêu cầu sử dụng các kim loại nặng độc hại như Bismut hay Cadmium.
Vì vậy, tấm pin mặt trời sử dụng công nghệ PERC không gây ra các lo ngại về rác thải nguy hại liên quan đến kim loại nặng, tương tự như các tấm pin Crystalline Silicon thông thường.

Vậy tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời Khi Hết Hạn Sử Dụng Có Phải Là Rác Thải Nguy Hại. Một trong những mối quan tâm lớn nhất là việc xử lý tấm pin mặt trời khi hết hạn sử dụng. Mặc dù tấm pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ từ 25 đến 30 năm, câu hỏi đặt ra là liệu chúng có trở thành rác thải nguy hại khi không còn sử dụng được nữa hay không?
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, công nghệ mới nhất hiện nay không chỉ hiệu quả về mặt kinh tế mà còn dễ dàng tái chế khi tấm pin hết vòng đời. Thành phần của tấm pin PERC chủ yếu bao gồm silicon, nhựa và keo EVA, hoàn toàn có thể được xử lý một cách an toàn và thân thiện với môi trường. Việc tái chế các tấm pin này đã được áp dụng thành công trên toàn cầu và không gây ra nguy cơ rác thải nguy hại như một số lo ngại ban đầu.

Qua góc nhìn của một nhà đầu tư điện mặt trời, có thể khẳng định rằng tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng công nghệ PERC hoàn toàn không phải là rác thải nguy hại mà còn tối ưu hơn rất nhiều về mặt công suất. Điều này càng được củng cố thêm bởi thực tế rằng việc tái chế và xử lý các tấm pin này đã được nghiên cứu và triển khai rộng rãi, đảm bảo tính bền vững và an toàn môi trường.
Liên hệ để biết thêm chi tiết về điện mặt trời.
Nếu bạn đang quan tâm đến giải pháp điện mặt trờicho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
- Địa chỉ: Lô CN02, quốc lộ 37B, CCN An Ninh, Xã An Ninh, Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam
- Hotline: 0334616126
- Email:info@adenergy.vn